Nhiệt độ lý tưởng trong tủ lạnh
Nhiệt độ lý tưởng của ngăn mát tủ lạnh là từ 2 - 4°C. Khoảng nhiệt độ này giúp giữ thực phẩm tươi hơn và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Nếu nhiệt độ trong tủ lạnh cao hơn mức này, thực phẩm có thể bị hỏng nhanh hơn do vi khuẩn phát triển nhiều hơn.
Nhiệt độ lý tưởng cho ngăn đông là từ -17°C đến -15°C. Do tính chất đặc thù của ngăn đông là để đông lạnh nên cần phải được đặt ở nhiệt độ thấp để bảo quản sản phẩm đông lạnh cũng như tránh xảy ra tình trạng cháy tủ đông. Nếu nhiệt độ trong ngăn đông cao hơn mức này, bạn sẽ có nguy cơ thực phẩm bị rã đông một phần do vi khuẩn phát triển mạnh.
Cách điều chỉnh nhiệt độ với tủ lạnh Toshiba có thể khác nhau, tùy thuộc vào model thiết bị của bạn. Một số model tủ lạnh Toshiba được thiết kế với nút xoay được đánh số từ 0 - 5 để điều chỉnh nhiệt độ, trong đó:
- 0: Tắt
- 1 - 2: Làm mát ở mức thấp
- 3 - 4: Làm mát ở mức trung bình
- 5 - 6: Làm mát ở mức cao
Mức 3 - 4 là mức nhiệt độ tiêu chuẩn bạn có thể thiết lập hoặc bạn có thể điều chỉnh mức mát theo ý muốn và nhu cầu sử dụng của mình.
Đối với một số loại tủ lạnh Toshiba sử dụng màn hình cảm ứng, bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ phức tạp hơn:
- Để mở hoặc khóa bảng điều khiển nhiệt độ, bạn sẽ cần nhấn giữ biểu tượng ổ khóa trong 3 giây.
- Để thay đổi nhiệt độ của ngăn mát, bạn bấm vào “REF. TEMP”. Mỗi lần bấm, nhiệt độ sẽ giảm 1°C và mức nhiệt độ bạn có thể cài đặt nằm trong khoảng 2 đến 8°C.
- Để thay đổi nhiệt độ ngăn đông, bạn bấm “FRZ. TEMP”. Mỗi lần bấm, nhiệt độ sẽ giảm 1°C và mức nhiệt độ bạn có thể cài đặt nằm trong khoảng -24 đến -16°C.
- Với nút bấm “SUPER FRZ”, nhiệt độ sẽ tự động cài đặt ở mức - 24°C. Tính năng này sẽ chỉ kéo dài trong 24 giờ sau đó nhiệt độ sẽ tự động trở về mức nhiệt trước khi lựa chọn “SUPER FRZ”.
- Nút “VACATION” sẽ tự động đưa nhiệt độ ngăn mát đến 5°C và ngăn đông đến -18°C. Đây là chức năng bạn có thể sử dụng khi phải đi du lịch hoặc công tác xa nhà để đảm bảo thực phẩm vẫn được bảo quản trong trạng thái tốt nhất mà không có người điều khiển.
Nếu tủ lạnh Toshiba của bạn không điều chỉnh nhiệt độ theo các cách ở trên, bạn nên đọc hướng dẫn sử dụng đi kèm với thiết bị trước khi dùng hoặc liên hệ tới trung tâm bảo hành tủ lạnh TOSHIBA tại Hà Nội để được tư vấn, hỗ trợ.
Trong một số trường hợp khi tủ lạnh bị lỗi, nhiệt độ có thể không được điều chỉnh tương ứng theo các cài đặt bạn đã thực hiện. Cách sửa chữa tủ lạnh sẽ còn tùy thuộc vào vấn đề cụ thể bạn đang gặp phải.
Tuy nhiên, nếu bạn không thể tự sửa thiết bị tại nhà, bạn nên nhanh chóng liên hệ tới các cơ sở sửa tủ lạnh Toshiba uy tín hoặc trung tâm bảo hành tủ lạnh TOSHIBA tại Hà Nội bởi có thể tình trạng của thiết bị nằm trong chính sách bảo hành của nhà sản xuất.
Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh theo từng loại
Để bảo quản thực phẩm hiệu quả bên trong tủ lạnh Toshiba, chú ý bảo quản từng loại thực phẩm cũng cần được quan tâm do mỗi loại sẽ có tính chất khác nhau nên sẽ yêu cầu điều kiện bảo quản khác nhau.
Sản phẩm tươi sống, thịt, cá hoặc sản phẩm từ sữa và thực phẩm nấu chín đều cần nhiệt độ và đưa vào ngăn đựng khác nhau để được bảo quản tối ưu nhất. Điều quan trọng là phải biết nơi bảo quản từng loại thực phẩm và ngăn đựng phù hợp để sử dụng.
1. Sản phẩm tươi
Bảo quản thực phẩm tươi như trái cây, rau củ quả rất quan trọng bởi nếu không cẩn thận chúng sẽ rất dễ bị ôi thiu và ảnh hưởng đến loại thực phẩm khác. Đối với thực phẩm tươi, bạn nên để trong ngăn đựng rau, thường nằm ở dưới cùng của tủ lạnh. Khu vực này duy trì độ ẩm và nhiệt độ cao hơn để giữ cho trái cây và rau quả tươi lâu hơn.
Bảo quản trái cây và rau củ riêng biệt để giảm nguy cơ lây nhiễm chéo các chất. Các loại trái cây thải ra khí ethylene, như táo và chuối, cũng nên được bảo quản trong hộp đựng hoặc túi riêng.
2. Thịt
Vị trí bảo quản thịt lý tưởng bên trong tủ lạnh là ở nơi lạnh nhất của ngăn mát, thường là gần phía trên hoặc phía sau nơi tỏa nhiệt.
Thịt sống nên được bọc chặt bằng màng bọc thực phẩm hoặc giấy bạc để tránh nước thịt nhỏ giọt vào các thực phẩm khác và làm nhiễm bẩn chúng. Thịt đã nấu chín có thể được bảo quản trong hộp kín hoặc túi có khóa kéo.
3. Sản phẩm từ sữa
Nên bảo quản các sản phẩm từ sữa ở ngăn trên cùng của tủ lạnh. Sữa, sữa chua, phô mai và các sản phẩm từ sữa khác luôn phải được bảo quản trong hộp kín hoặc túi zip-top kín để tránh hư hỏng và lên men. Bạn nên chú ý kiểm tra hạn sử dụng trên bao bì sản phẩm từ sữa trước khi sử dụng.
4. Các loại bánh
Các loại bánh nướng làm từ sữa và trứng sống, chẳng hạn như bánh bí ngô, bánh trứng sữa, hoặc bánh kem hoặc kem bơ còn thừa nên được bảo quản trong hộp kín. Bọc chúng trong một lớp màng bọc thực phẩm hoặc giấy bạc cũng có thể giúp giữ chúng có thể ăn tiếp được lâu hơn.
Tuy nhiên, bạn cũng chỉ nên bảo quản bánh tối đa 3 ngày trong tủ lạnh bởi nếu để quá lâu bánh sẽ không còn được ngon, đồng thời cũng không tốt cho dạ dày.
5. Thực phẩm được nấu chín
Để đảm bảo thực phẩm nấu chín an toàn khi ăn, thực phẩm phải được bảo quản trong hộp kín hoặc túi zip-top và dán nhãn ghi ngày nấu để tính thời gian có thể ăn tiếp đến khi nào hoặc bỏ đi. Luôn bảo quản thực phẩm nấu chín trong tủ lạnh trong vòng 2 giờ sau khi nấu và dùng trong 3 đến 4 ngày.
Tuyệt đối không để đồ ăn đã được nấu chín cùng ngăn với thực phẩm sống và nên chờ đồ ăn nguội mới bảo quản trong tủ lạnh.
Một số mẹo khác giúp bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh Toshiba hiệu quả
1. Hộp đựng và giấy gói
Có nhiều loại hộp đựng có thể dùng để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, bao gồm:
- Hộp thủy tinh: Một lựa chọn tuyệt vời để lưu trữ thực phẩm vì nó không xốp và không hấp thụ mùi hoặc hương vị. Nó cũng không có nguy cơ hóa chất ngấm vào thực phẩm.
- Hộp nhựa: Hộp nhựa chắc chắn là một lựa chọn tiết kiệm chi phí để lưu trữ thực phẩm. Hộp nhựa nhẹ, bền, khá đa dạng về hình dáng và kích cỡ và có thể tái sử dụng nhiều lần nếu được bảo quản đúng cách. Tuy nhiên, đồ nhựa chưa bao giờ là an toàn và nó có thể hấp thụ mùi và hương vị theo thời gian và có thể chứa độc tố.
- Hộp gốm sứ: Đây là lựa chọn tuyệt vời để lưu trữ thực phẩm vì nó không hấp thụ mùi hoặc hương vị và không gây độc hại. Tuy nhiên, chất liệu này có thể giòn và dễ vỡ khi bị rơi.
- Hộp kim loại: Bền và có đặc tính giữ nhiệt tốt. Có thể sử dụng ở cả nhiệt độ lạnh và nóng.
Một số loại màng bọc phổ biến nhất được sử dụng để bảo quản thực phẩm bao gồm:
Giấy bạc: Giấy bạc là một trong những vật dụng hàng đầu giúp bảo quản thực phẩm hiệu quả trong tủ lạnh vì nó có khả năng ngăn chặn độ ẩm và mùi hôi hiệu quả.
Màng bọc thực phẩm: Một lựa chọn phổ biến khác để bảo quản thực phẩm vì nó có thể được sử dụng để giữ kín thực phẩm và ngăn không cho thực phẩm tiếp xúc với không khí.
Giấy dầu: Giấy dầu phù hợp với thực phẩm rang và nướng. Nó không dính và sẽ không hấp thụ hương vị hoặc mùi.
Giấy sáp: Có khả năng chống dầu mỡ và tạo thành một lớp ngăn cách giữa thực phẩm và các bề mặt khác, là lựa chọn lý tưởng để gói bánh mì, bánh sandwich hoặc bảo quản những loại bánh khác nhau như bánh kem, bánh bơ...
2. Ghi nhãn thực phẩm
Ghi nhãn thực phẩm có ghi ngày mua hoặc ngày nấu giúp đảm bảo tất cả thực phẩm được sử dụng trước ngày hết hạn hoặc không còn đảm bảo chất lượng. Bạn có thể dán nhãn trực tiếp lên hộp đựng hoặc túi và đảm bảo lấy hết thức ăn thừa không sử dụng ra khỏi tủ lạnh sau 4 ngày.
Mẹo giữ cho tủ lạnh của bạn luôn hoạt động hiệu quả
- Làm sạch cuộn dây ngưng tụ thường xuyên. Các cuộn dây ngưng tụ được đặt ở phía sau hoặc bên dưới tủ lạnh của bạn và có nhiệm vụ giải phóng nhiệt từ bên trong thiết bị. Nếu những thứ này bị tắc do bụi bẩn và mảnh vụn, chúng sẽ không thể thực hiện công việc của mình một cách hiệu quả.
- Tránh đóng cửa tủ lạnh quá thường xuyên bởi việc mở và đóng cửa tủ lạnh liên tục có thể khiến không khí ấm tràn vào tủ lạnh, khiến nhiệt độ của tủ tăng lên đáng kể và đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến tủ lạnh có hiện tượng rò rỉ nước.
- Sắp xếp đủ khoảng trống giữa các thực phẩm để không khí có thể lưu thông tự do trong ngăn mát và ngăn đông của tủ lạnh. Điều này sẽ giúp đảm bảo nhiệt độ ổn định trong toàn bộ thiết bị.
- Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh gioăng cao su xung quanh cửa tủ lạnh, đảm bảo nó ở trạng thái sạch sẽ và ở tình trạng tốt nhất bởi đây là bộ phận rất quan trọng giữ cho tủ lạnh được kín và vận hành hiệu quả. Nếu gioăng cao su có dấu hiệu hư hỏng nặng khiến tủ lạnh không thể đóng kín, bạn nên liên hệ tới trung tâm bảo hành tủ lạnh TOSHIBA tại Hà Nội để kỹ thuật viên tới kiểm tra và thay thế gioăng.
- Để tủ lạnh tránh xa ánh nắng trực tiếp vì ánh sáng mặt trời có thể khiến tủ nóng lên và khiến thức ăn nhanh hỏng hơn.
- Kiểm tra xem bộ điều chỉnh nhiệt có được đặt chính xác theo hướng dẫn của nhà sản xuất hay không.
- Đảm bảo tủ lạnh Toshiba của bạn không được đặt gần nguồn nhiệt như lò nướng, máy rửa bát hoặc máy sưởi.
- Tránh chất quá nhiều đồ vào ngăn mát và ngăn đông vì thực phẩm có thể chặn các lỗ thông hơi và khiến tủ lạnh gặp khó khăn để điều chỉnh nhiệt độ một cách bình thường.
- Đặt thực phẩm dễ hỏng ở nơi có nhiệt độ thấp nhất của tủ lạnh - thường ở phía sau - và thường xuyên kiểm tra các dấu hiệu hư hỏng trước khi sử dụng.
- Thường xuyên vệ sinh, bảo dưỡng tủ lạnh để ngăn chặn vi khuẩn tích tụ và làm hư hỏng thực phẩm.
Tham khảo từ: toshiba-lifestyle.com và toshiba-lifestyle.com