Skip to content

Nguyên nhân phổ biến khiến lò vi sóng làm nóng chậm

Lò vi sóng thường sẽ làm nóng rất nhanh trước khi vào chu trình nấu nướng song nếu thời gian này kéo dài hơn bình thường, đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn cần kiểm tra thiết bị và sửa lò vi sóng kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết lò vi sóng làm nóng chậm

Lò vi sóng làm nóng chậm không có nghĩa là thiết bị không làm nóng. Thay vào đó, lò vẫn hoạt động nhưng thời gian làm nóng ban đầu kéo dài hơn bình thường (thường là 30 giây cho tới 1 phút) khiến thời gian nấu nướng cũng sẽ lâu hơn, giảm hiệu suất hoạt động cũng như tốn nhiều điện năng hơn so với những lần khác.

Nguyên nhân phổ biến khiến lò vi sóng làm nóng chậm

1. Nguồn điện không ổn định

Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến khi lò vi sóng làm nóng chậm là do nguồn điện không ổn định. Dây nguồn cắm lỏng lẻo, bị hở, sờn hay ổ cắm bị hư hay do điện áp thất thường đều có thể trở thành nguyên nhân khiến nguồn điện chập chờn. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài thì có thể làm giảm hiệu suất, giảm tuổi thọ của lò vi sóng do năng lượng sử dụng liên tục biến đổi không ngừng.

Rất may là vấn đề về nguồn điện thường dễ xử lý tại nhà mà không cần gọi thợ sửa chữa lò vi sóng. Trước tiên, hãy kiểm tra dây nguồn. Dây nguồn cần phải được cắm chắc chắn vào ổ cắm, không được để hở chấu điện bởi có thể gây giật điện hoặc chập cháy nguy hiểm. Khi ổ cắm quá nhỏ so với chấu thì bạn nên cắm thiết bị vào ổ cắm khác hoặc sử dụng ổ nối, nếu số lượng ổ cắm có hạn.

Nếu dây nguồn đã được cắm chắc chắn mà lò vẫn hoạt động thất thường, bạn cần rút dây nguồn ra và kiểm tra các dấu hiệu hư hỏng rõ rệt như hở dây, sờn hoặc đứt. Chuột hoặc các côn trùng nhỏ thường sẽ tìm đến dây điện để gặm nhấm, đặc biệt là khi dây được để ở góc khuất tầm nhìn.

Tùy thuộc vào tình trạng hư hỏng của dây mà người dùng sẽ có cách khắc phục vấn đề cụ thể. Ví dụ, nếu dây hở nhẹ thì có thể dùng băng dính cách điện để nối lại nhưng một khi đã mất lớp vỏ nhựa và đã hư hỏng ở lõi thì bạn cần liên hệ tới trung tâm sửa lò vi sóng tại nhà để kỹ thuật viên tới kiểm tra, thay thế dây.

Đối với ổ cắm thì bạn có thể thử một cách đơn giản là cắm một thiết bị khác vào ổ và thử sử dụng thiết bị đó. Nếu thiết bị đó vẫn hoạt động bình thường thì vấn đề không nằm ở ổ cắm nhưng nếu không, bạn sẽ cần thay ổ cắm.

Trường hợp khác có thể xảy ra là do nguồn điện gia đình sử dụng không được ổn định. Đây không phải là tình trạng hiếm gặp và có thể nhận biết ở việc không chỉ lò vi sóng mà các thiết bị điện tử khác cũng không hoạt động trơn tru, liên tục xảy ra tình trạng mất nguồn giữa chừng, lúc có lúc không. Giải pháp hiệu quả và đơn giản nhất là sử dụng ổn áp để ổn định nguồn điện. Tuy nhiên, hãy hỏi ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng.

2. Cho quá nhiều đồ ăn

Lò vi sóng thường mất tối đa 30 giây để làm nóng. Nếu cho nhiều đồ ăn, thời gian làm nóng sẽ tăng nhưng không quá 1 phút. Lượng đồ văn vượt quá dung tích của lò cũng có thể dẫn đến tình trạng hết chu trình nướng nhưng vẫn có những vị trí chưa chín và vị trí khác lại chín quá mức.

Người dùng chỉ nên bỏ vào lò lượng đồ ăn vừa phải, phù hợp với dung tích lò và chú ý dàn đều đồ ăn trên đĩa. Nếu có quá nhiều đồ, hãy chia làm nhiều lần nướng. Khi tình trạng quá tải liên tục xảy ra và lò vi sóng hiện tại không còn đáp ứng được nhu cầu sử dụng của gia đình nữa, chúng tôi khuyên bạn nên cân nhắc đầu tư cho một lò vi sóng mới với dung tích lớn hơn.

3. Thiết bị quá cũ

Cho dù thiết bị của bạn có vẻ vẫn hoạt động bình thường, không có dấu hiệu hư hỏng rõ ràng nhưng nếu đã sử dụng hơn 7 năm và đặc biệt là quá 10 năm thì linh kiện bên trong đã ít nhiều bị hao mòn, khiến lò vi sóng không đạt được công suất cần thiết. Kể cả bạn không phát hiện ra thì khi đã sử dụng trong thời gian dài, lò vi sóng vẫn luôn tiềm ẩn những hư hỏng mà ngay cả sửa lò vi sóng tại nhà cũng không thể khắc phục hoàn toàn được vấn đề.

Trong trường hợp này, bạn nên mua lò vi sóng mới. Giá thành ban đầu có thể cao hơn nhưng nếu về lâu dài, đây sẽ là một sự đầu tư xứng đáng bởi chi phí sửa lò vi sóng cũ cũng có thể ngang bằng hoặc vượt quá chi phí mua mới. Hơn nữa, lò vi sóng thế hệ mới cũng có nhiều tính năng hiện đại và tiết kiệm điện hơn nhiều.

4. Không sử dụng đĩa thủy tinh

Đĩa thủy tinh không phải là bộ phận bắt buộc phải có trong mọi lò vi sóng, thậm chí, một số lò còn được thiết kế không có đĩa thủy tinh nhưng vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên, với những lò có thể sử dụng thêm đĩa thủy tinh thì đây là phụ kiện nên được sử dụng.

Tác dụng của đĩa thủy tinh trong lò vi sóng là tăng hiệu quả truyền nhiệt lên thực phẩm, giúp thực phẩm chín nhanh, đều và ngon hơn. Không có đĩa thủy tinh, lò vẫn hoạt động nhưng đồ ăn mất nhiều thời gian để chín hơn và chín không đều.

Do đó, nếu lò vi sóng của bạn là loại có thể sử dụng đĩa thủy tinh thì bạn nên sử dụng kèm thêm phụ kiện này. Lưu ý trước khi mua phụ kiện, hãy đo chính xác kích thước của lò vi sóng và loại đĩa cần dùng.

5. Magnetron (Bộ phát sóng từ) gặp sự cố

So với các nguyên nhân được nêu ra ở trên, sự cố với bộ phát sóng từ có thể coi là nguyên nhân phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy hại cho lò vi sóng nhất. Đúng như cái tên của nó, bộ phát sóng từ có chức năng tạo ra năng lượng vi sóng. Năng lượng này đi qua một ống dẫn sóng và được phân phối vào một khoang kim loại để nấu chín thực phẩm. Bộ phát sóng từ bị hỏng khiến lò vi sóng không làm nóng hoặc làm nóng chậm và có thể gây ra nhiều sự cố khác trên lò nếu không được sửa chữa, thay thế kịp thời.

Một số dấu hiệu phổ biến để nhận biết magnetron gặp sự cố là có âm thanh, mùi lạ, lò vi sóng hoạt động bất thường. Tuy nhiên, để nhận biết chính xác nhất thì cần có sự kiểm tra từ chuyên gia nên tốt nhất là bạn nên liên hệ trung tâm sửa chữa lò vi sóng để kiểm tra hoặc thay thế bộ phận nếu cần thiết.

Lưu ý khi kiểm tra và sửa chữa lò vi sóng làm nóng chậm

  • Tắt lò vi sóng và rút dây nguồn trước khi kiểm tra để tránh bị điện giật hoặc chấn thương trong quá trình này.
  • Thử giải quyết vấn đề bằng cách reset lò vi sóng. Bạn chỉ cần rút dây nguồn, đợi khoảng 5 phút sau đó cắm lại và kiểm tra hoạt động của lò.
  • Không tự ý tháo rời các bộ phận nếu không có kiến thức chuyên môn. Việc làm này vừa phức tạp vừa có thể vô tình làm thiết bị hư hỏng nặng hơn.
  • Thử các cách khắc phục đơn giản có thể thực hiện tại nhà trước. Nếu không thể giải quyết vấn đề, hãy liên hệ trung tâm sửa chữa.
  • Bảo dưỡng thiết bị định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất để kịp thời phát hiện hư hỏng và đây cũng là cách hiệu quả để tăng tuổi thọ của lò vi sóng.

Tham khảo từ: homescale.net

5/5 (1 bầu chọn)