Skip to content

Những điều chú ý trước khi dùng tủ lạnh mới

Trước khi vận hành và dùng tủ lạnh mới sắm cho gia đình, bạn nên có biện pháp vệ sinh và lắp đặt đúng cách đảm bảo việc sử dụng rủ được an toàn và bền đẹp.

- Mới mua về kê ổn định vị trí, sau 2h mới cắm điện cho vận hành.

- Để số nhỏ nhất, cho tủ chạy không tải 24h (không có đồ ăn trong đó),cứ khoảng 4h một lần mở cả 2 cửa ra 5′ để cho tủ thải bớt mùi nhựa bên trong.

- Sau 24h bạn dùng khăn ẩm lau toàn bộ mặt trong của tủ và có thể cho đồ ăn vào sử dụng bình thường.

- Chú ý chỉnh kê 4 chân cho chắc chắn và thật thăng bằng để khi tủ chạy không bị rung.

- Không để đồ đạc trên nóc thiết bị: khi bạn mở hoặc đóng cửa, đồ đạc có thể rơi và gây tai nạn cá nhân hoặc gây thiệt hại về vật chất

- Tủ lạnh phải được nối đất: Bạn phải nối đát cho tủ lạnh để ngăn ngừa bất cứ sự rò rỉ điện hoặc giật điện nào gây ra do hở điện từ tủ lạnh

- Không bao giờ được sử dụng các ống khí, dây điện thoại hoặc những thanh có khả năng phát tia lửa khác để nối đất. Sử dụng không đúng phích cắm nối đố có thể dẫn tới giật điện

- Phải lắp đặt tủ lạnh trên một bề mặt phẳng, chắc chắn,

- Để vận hành tối ưu, nên để nhiệt độ bình thường trong phòng. Tránh những vị trí bị ảnh hưởng bởi gió lùa hoặc ẩm ướt. Tránh những ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, gần lò sưởi, thiết bị tản nhiệt, bếp lò hoặc lò nướng.

- Dành khoảng trống 50mm giữa tủ lạnh và tường. Nếu tủ lạnh của bạn được đưa và vị trí hốc tường phải để chừa khoảng trống tối thiết là 300mm bên trên tủ lạnh

Những điều chú ý trước khi dùng tủ lạnh mới

Những điều chú ý trước khi dùng tủ lạnh mới

Những chú ý khi sử dụng tủ lạnh

Các loại tủ lạnh hiện nay cơ bản có hai ngăn: ngăn đông lạnh và ngăn lạnh. Ngăn đông được dùng để làm nước đá, bảo quản những thực phẩm cần kết đông như thịt, cá và thực phẩm đã được đông lạnh sẵn khi mua. Ngăn lạnh dùng để bảo quản những thực phẩm thông thường như rau, quả, trứng, sữa… và các thức ăn đã được nấu chín. Ngăn lạnh cũng được phân chia để đựng thực phẩm chín, thực phẩm sống, rau quả riêng biệt.

Phải xử lý thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh. Rau tươi ngắt bỏ lá úa, giập, rửa sạch, để ráo nước, cho vào túi nhựa hoặc hộp nhựa đậy kín rồi để vào ngăn riêng (ngăn đựng rau). Cá bỏ ruột, làm sạch. Thịt rửa sạch. Thức ăn nóng để nguội. Cho thực phẩm vào trong khay, túi nhựa, hộp và đậy kín để tránh mùi của thức ăn hoặc nước thực phẩm nhỏ ra gây ô nhiễm, khiến thức ăn bị biến chất khô héo.

Thực phẩm đã qua quá trình làm tan băng nên được chế biến, không nên cho lại vào tủ lạnh. Khi lấy thực phẩm đã chế biến ra khỏi tủ lạnh, dùng bao nhiêu lấy bấy nhiêu. Tránh dùng không hết lại cho vào tủ lạnh. Các thực phẩm nên có khoảng cách, đừng để quá sát nhau.

Trái cây chưa chín không nên để vào tủ lạnh, nên để bên ngoài cho chín hoàn toàn rồi mới cho vào tủ lạnh. Không để chuối vào tủ lạnh vì vỏ chuối sẽ bị thâm. Để hạn chế mùi trong tủ lạnh, không nên cho các thứ nặng mùi như: sầu riêng, mít, mắm tôm… vào tủ lạnh.

Nên tránh mở tủ lạnh thường xuyên (cần lấy những gì trong tủ lạnh nên lấy cùng một lúc) để tránh tủ bị mất nhiều hơi lạnh. Mỗi tuần nên vệ sinh tủ lạnh một lần. Trước khi vệ sinh nên ngắt điện, dọn hết thực phẩm trong tủ lạnh ra ngoài. Lau sạch bên trong và bên ngoài tủ lạnh bằng nước xà phòng ấm, rồi lau lại bằng nước sạch.

Dùng khăn vải mềm và nước ấm lau sạch các đường ron quanh tủ để tủ luôn được kín. Nếu thấy có hiện tượng bất thường như đá không đông, đá đóng tràn lan ra ngoài khay, tủ không có hơi lạnh… nên báo cho chủ nhà biết để tủ được bảo hành ngay.

3/5 (5 bầu chọn)