Skip to content

Tủ lạnh không mát? Khám phá 5+ lỗi phổ biến và giải pháp từ chuyên gia

Tủ lạnh không mát được xem là sự cố thường xảy ra nhất trong quá trình sử dụng thiết bị. Không quá khó để thấy được những dấu hiệu khi mà tủ lạnh không mát. Tuy nhiên, các lỗi và nguyên nhân dẫn đến vấn đề này lại đa dạng hơn chúng ta nghĩ. Cùng chúng tôi khám phá 5+ lỗi phổ biến khiến tủ lạnh không mát và các giải pháp hiệu quả từ chuyên gia.

Biểu hiện khi tủ lạnh không mát

Chúng ta có thể nhận biết được tủ lạnh không mát qua những dấu hiệu bên ngoài hoặc nhiệt độ tủ lạnh thay đổi. Hãy kiểm tra xem tủ lạnh của bạn có dấu hiệu nào sau đây:

  • Biểu hiện dễ thấy nhất là tủ lạnh im bặt, không có bất cứ âm thanh nào. Bởi nếu tủ lạnh hoạt động bình thường thì ta sẽ nghe thấy tiếng lầm bầm của máy nén.
  • Đèn tủ lạnh không sáng cũng có thể là một dấu hiệu của lỗi tủ lạnh không mát. Vì bóng đèn tủ lạnh có liên quan trực tiếp đến nguồn điện và mạch điện bên trong tủ lạnh.
  • Tủ lạnh bị rò rỉ nước.
  • Thực phẩm nhanh hư hỏng, với rau củ quả thì bị héo úa, với đồ uống thì không thấy mát, bao bì thực phẩm bị bám đá. Thậm chí có thực phẩm bị ôi thiu.
  • Khi dùng tay để kiểm tra thì cảm nhận thấy hơi lạnh không phân bổ đều tại các ngăn trong tủ, nơi lạnh nơi không lạnh.
  • Ngăn đá không đông đá.
Tủ lạnh không mát khiến đồ ăn dễ bị hư hỏng gây mùi khó chịu
Tủ lạnh không mát khiến đồ ăn dễ bị hư hỏng gây mùi khó chịu

5 lỗi phổ biến khiến tủ lạnh không mát và cách khắc phục

1. Lỗ thông gió ngăn mát tủ lạnh bị chặn

Tủ lạnh có các lỗ thông gió phân bố trên các tường ở ngăn đá lẫn ngăn mát giúp điều hòa không khí bên ngoài và bên trong. Các lỗ thông hơi bị tắc dẫn đến thông gió kém và ngăn không cho hơi mát lọt vào bên trong thiết bị.

Giải pháp từ chuyên gia: Bạn cần kiểm tra và loại bỏ các bẩn bám hay dị vật gây bít tắc, đặc biệt ở ngăn đông.

2. Cuộn dây ngưng tụ bị bẩn

Cuộn dây ngưng tụ hay còn gọi là cuộn dàn ngưng, nằm trong hệ thống dàn ngưng, có chức năng tản nhiệt và xả khí nóng ra bên ngoài. Cuộn dây này nằm đằng sau hoặc phía dưới tủ lạnh để làm mát cho thiết bị. Theo thời gian, bụi bẩn/ lông vật nuôi/ mảnh vụn rác thải có thể tích tụ trên cuộn dây ngưng tụ, ảnh hưởng đến quá trình tản nhiệt, khiến tủ lạnh không làm mát được.

Giải pháp từ chuyên gia: Theo khuyến nghị của chuyên gia kỹ thuật thì bạn nên vệ sinh cuộn dây ngưng tụ định kỳ 6 tháng/lần. Để phủi sạch bụi bẩn, bạn cần một chiếc bàn chải mềm hoặc dùng máy hút bụi. Với những vết bẩn cứng đầu, hãy dùng khăn ẩm để làm sạch.

3. Gioăng cao su tủ lạnh bị bẩn hoặc bị hỏng

Cửa tủ lạnh không đóng kín được cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến tủ lạnh không mát. Nguyên nhân đến từ các miếng đệm cao su xung quanh tủ lạnh bị bẩn, đứt hoặc hao mòn tạo khoảng hở để không khí bên ngoài lọt vào.

(*) Có một mẹo hay mà chuyên gia chỉ cho bạn để kiểm tra độ kín của cửa tủ lạnh đó là dùng một tờ tiền giấy nhét vào giữa cửa và đóng lại. Nếu bạn dùng tay kéo mạnh tờ giấy mà cửa dễ dàng tách ra, có nghĩa là bạn cần phải thay gioăng cao su mới. Ngược lại thì gioăng đó còn dùng tốt.

Cách giải quyết: Nếu các miệng đệm còn sử dụng được thì bạn cần làm sạch nó với dung dịch vệ sinh tủ lạnh phù hợp. Còn nếu phải thay thế, bạn có thể tự thay khi tự tin và nên làm theo hướng dẫn của chuyên gia, hoặc liên hệ thợ sửa tủ lạnh chuyên nghiệp.

Đóng mở tủ lạnh nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến khả năng làm mát của tủ lạnh
Đóng mở tủ lạnh nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến khả năng làm mát của tủ lạnh

4. Thực phẩm quá tải hoặc sắp xếp bừa bộn

Thực phẩm quá nhiều hoặc để lộn xộn sẽ vô tình che lấp các lỗ thông hơi cản trở không khí lưu thông tự do bên trong tủ lạnh.

Cách khắc phục: Đưa bớt thực phẩm ra ngoài hoặc sắp xếp lại thực phẩm và các vật dụng đảm bảo giữ cho lỗ thông hơi luôn mở và dễ tiếp cận.

5. Chọn mức nhiệt làm mát không phù hợp

Thông thường, mọi người hay có thói quen điều chỉnh nhiệt độ theo cảm tính. Đây cũng là nguyên nhân có thể khiến tủ lạnh không mát do nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.

Giải pháp từ chuyên gia: Theo FDA, nhiệt độ tủ lạnh nên ở mức hoặc dưới 4 độ C. Và mức nhiệt lý tưởng nhất nên nằm trong khoảng 0-4.44 độ C để có hiệu suất tối ưu. Ngăn đông và ngăn mát có mức nhiệt khác nhau nên bạn cần điều chỉnh nhiệt độ riêng biệt để tủ lạnh bảo quản thực phẩm tốt nhất. Nhiệt độ lý tưởng ở ngăn đông là từ -18°C đến -15°C. Ngăn mát nên ở nhiệt độ từ 3°C đến 5°C. Sau khi bạn điều chỉnh thì tủ lạnh cũng không có sự thay đổi ngay lập tức mà cần khoảng 24 tiếng để nguội hoàn toàn.

Nhiệt độ của tủ lạnh quá cao khiến thực phẩm ở ngăn mát bị đông đá
Nhiệt độ của tủ lạnh quá cao khiến thực phẩm ở ngăn mát bị đông đá

Một số lỗi khác làm tủ lạnh không mát

1. Nguồn điện

Không có nguồn điện vào thì tủ lạnh không thể hoạt động, và dĩ nhiên cũng không thể làm mát. Tủ lạnh không có điện có thể từ các nguyên nhân như: ổ cắm lỏng lẻo, cầu dao đang ngắt, dây điện bị đứt,...

Giải pháp: Đảm bảo ổ cắm gắn chặt vào ổ điện, sửa hoặc thay dây điện nếu nó bị đứt//hỏng, kiểm tra cầu dao hoặc thiết bị cung cấp điện cho tủ lạnh.

2. Lắp đặt tủ lạnh không đúng cách

Vị trí và môi trường lắp đặt sẽ phần nào ảnh hưởng đến độ ổn định của nhiệt độ và hiệu suất của tủ lạnh.

Các lỗi lắp đặt:

  • Tủ lạnh được thiết kế để sử dụng trong nhà. Nếu bạn đặt tủ lạnh ở các môi trường khác như nhà để xe, nơi có nhiều ánh nắng chiếu vào,... sẽ khiến tủ lạnh phải liên tục điều chỉnh nhiệt độ, dẫn đến làm mát không đúng cách.
  • Đặt tủ lạnh ở góc hẹp hoặc quá gần các vật dụng khác khiến cho tủ lạnh không có khoảng cách thoải mái với hai bên và phía sau, cản trở không khí lưu thông.
  • Tủ lạnh bị chông chênh.

Giải pháp: Để tủ lạnh trong nhà và nơi thông thoáng, không để tủ lạnh ở nơi quá nóng hoặc quá lạnh. Hãy điều chỉnh để tạo khoảng trống ở hai bên và phía sau cho tủ lạnh: Khoảng trống ½ inch ở bên cạnh và 1 inch ở phía sau.

3. Tủ lạnh bị đóng tuyết quá nhiều

Nước đóng băng gây nên hiện tượng tủ lạnh bị đóng tuyết (đá xốp) ở ngăn đá. Nguyên nhân chính đến từ hơi ẩm không khí ở bên ngoài vô tình lọt vào bên trong hoặc bộ xả đá có vấn đề. 

Những đám tuyết đóng thành từng mảng, phủ kín ngăn đá làm thu hẹp không gian làm lạnh.

Giải pháp

Đầu tiên, bạn cần kiểm tra gioăng cao su tủ lạnh, nếu nó bị rách hoặc cáu bẩn, bạn nên thay cái mới. Sau đó, bạn hãy tắt nguồn điện, làm tan tuyết và vệ sinh sạch sẽ ngăn đá.

Sự cố gắng cuối cùng dành cho bộ xả đá: Nếu thấy nó bị tắc nghẽn, thử dùng ống hút hoặc dây đồng nhỏ để thông tắc. Tuy nhiên, bộ xả đá là linh kiện liên quan đến điện nhiệt nên nếu không đủ tự tin, hãy liên hệ thợ sửa tủ lạnh.

4. Tủ lạnh bị thiếu gas

Tình trạng tủ lạnh bị thiếu gas xảy ra phổ biến, đặc biệt với những tủ lạnh đã sử dụng lâu. Có thể do tủ lạnh bị rò rỉ gas hoặc hệ thống làm lạnh bị hỏng.

Lỗi tủ lạnh bị đóng tuyết quá nhiều
Lỗi tủ lạnh bị đóng tuyết quá nhiều

5. Bộ điều khiển nhiệt độ bị hỏng

Bộ điều khiển nhiệt độ được thiết kế để người dùng điều chỉnh mức nhiệt làm lạnh của thiết bị. Khi bộ phận này bị hỏng, nhiệt độ tủ lạnh không thể duy trì ổn định.

Khi nào cần thợ sửa tủ lạnh chuyên nghiệp?

Những trục trặc liên quan đến hệ thống điện, nhiệt hay cảm biến sẽ cần sự hỗ trợ của dịch vụ sửa chữa tủ lạnh chuyên nghiệp. Cụ thể bao gồm các trường hợp sau đây:

  1. Van tiết lưu tủ lạnh bị hỏng
  2. Cuộn dây bay hơi đóng băng
  3. Quạt gió bị hỏng
  4. Hệ thống làm lạnh có vấn đề
  5. Bộ điều khiển nhiệt độ bị hỏng
  6. Tủ lạnh bị thiếu gas

Ngoài ra, mọi người cũng thường đưa ra quyết định liên hệ dịch vụ sửa chữa dựa vào tình huống và nhu cầu thực tế của mình:

  1. Bạn đã cố gắng tự khắc phục sự cố nhưng không hiệu quả
  2. Bạn cần giải quyết nhanh chóng các hư hỏng
  3. Nhu cầu dịch vụ sửa tủ lạnh chất lượng, có chuyên môn

Việc tự sửa tủ lạnh không mát sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí và cũng là cơ hội để trau dồi kiến thức về kỹ thuật điện máy. Tuy nhiên, bạn chỉ nên tự thực hiện nếu có đủ hiểu biết hoặc kinh nghiệm để tránh những rủi ro an toàn và hư hỏng thêm.

Các đơn vị sửa chữa tủ lạnh tại Hà Nội uy tín sở hữu đội ngũ nhân viên, quy trình dịch vụ và các thiết bị/ linh kiện chuyên nghiệp để xử lý triệt để, tối ưu sự cố. Đặc biệt, dịch vụ sửa tủ lạnh tại nhà giúp khách hàng tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức can thiệp.

5/5 (2 bầu chọn)