Skip to content

Lỗi thường gặp khi sửa chữa lò vi sóng tại nhà

Việc sửa lò vi sóng tại nhà không phải bất khả thi bởi có nhiều lỗi cơ bản mà người dùng hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà mà không gặp quá nhiều khó khăn. Nhưng với người không có kinh nghiệm, vẫn có một số lỗi có thể mắc phải khi tự sửa chữa lò vi sóng tại nhà.

1. Không có những chẩn đoán chính xác và không hiểu về thiết bị

Trước khi thực hiện bất kỳ bước sửa lò vi sóng nào, điều đầu tiên người dùng cần làm là kiểm tra và xác định xem thiết bị của mình đang gặp lỗi gì và nguyên nhân là do đâu.

Nếu đó là những lỗi có thể nhìn thấy bằng mắt thường, bạn sẽ nhận diện được nhanh chóng và có thể tra cứu trên Internet hoặc đọc hướng dẫn sử dụng để tìm ra cách sửa lò vi sóng. Nhưng những lỗi nằm sâu bên trong thiết bị, đặc biệt là lỗi liên quan tới máy móc và linh kiện, thì không đơn giản như vậy. Nếu bạn không có kinh nghiệm thì gần như không thể xác định được vấn đề.

Chúng tôi khuyên bạn nên trước khi bắt đầu sửa lò vi sóng, hãy dành thời gian tìm hiểu về chức năng cơ bản của lò vi sóng và các bộ phận của lò. Ngoài ra, không sửa chữa lò vi sóng khi chưa xác định được chính xác nguyên nhân.

Hầu hết các sự cố đều xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bạn có thể thử từng cách khắc phục với các cách thực hiện cơ bản như bật/tắt các chế độ, vệ sinh thiết bị hay reset máy. Nhưng hãy cẩn thận với những cách đòi hỏi bạn phải tháo rời thiết bị hoặc thay đổi cách thức hoạt động của lò. Chẩn đoán sai có thể dẫn đến việc sửa chữa không cần thiết hoặc thay thế các thành phần không gặp lỗi, gây lãng phí thời gian và tiền bạc.

2. Bỏ qua các biện pháp an toàn

Lò vi sóng là thiết bị điện nên vẫn luôn tiềm tàng các vấn đề về điện áp, có thể gây nguy hiểm nếu xử lý không đúng cách. Bỏ qua các biện pháp an toàn có thể dẫn đến trường hợp bị điện giật hoặc các tai nạn nguy hiểm khác.

Đừng bao giờ chủ quan là tắt thiết bị đã an toàn. Để cẩn thận nhất, hãy rút dây nguồn của lò vi sóng, sử dụng găng tay cách điện và các dụng cụ chuyên dụng để sửa chữa các thiết bị điện tử.

Hãy đọc hướng dẫn sử dụng đi kèm với lò vi sóng vì nhà sản xuất thường sẽ có những khuyến cáo về an toàn khi sử dụng thiết bị mà bạn nên biết. Trong trường hợp bạn không chắc chắn về bất kỳ vấn đề nào, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến ​​của một kỹ thuật viên sửa chữa lò vi sóng chuyên nghiệp.

3. Tháo lắp lò vi sóng không đúng cách

Có những sự cố tuy đơn giản nhưng vẫn đòi hỏi người dùng phải tháo rời bộ phận để kiểm tra. Lò vi sóng có thể có thiết kế đơn giản song một khi bạn đã phải tháo rời các bộ phận thì chắc chắn sẽ rất phức tạp. Tháo rời đã khó và để lắp lại chính xác từng vị trí thì càng khó khăn hơn.

Do đó, để tránh tình trạng tháo ra nhưng không thể lắp lại, bạn nên chụp ảnh, ghi chép lại hoặc nhờ một người khác quay lại quy trình tháo rời lò vi sóng. Hãy để ý thật kỹ trình tự và vị trí của các ốc vít, đầu nối và các thành phần khác. Khi lắp lại, bạn sẽ làm ngược lại quy trình tháo rời.

Trong quá trình thực hiện, có thể bạn sẽ gặp phải tình trạng các bộ phận không khít với nhau khi lắp lại. Lúc này, không nên cố ép các bộ phận lại với nhau bởi có thể gây hư hỏng bộ phận và toàn bộ thiết bị, khiến sự cố trở nên nghiêm trọng hơn. Hãy bình tĩnh xem lại các bước thực hiện và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của thiết bị. Nếu vẫn không được thì bạn nên cân nhắc liên hệ chuyên gia sửa chữa lò vi sóng.

Tránh tháo lắp lò vi sóng tại nhà
Tránh tháo lắp lò vi sóng tại nhà

4. Sử dụng phụ tùng kém chất lượng

Sử dụng các bộ phận thay thế không đúng loại hoặc kém chất lượng là một lỗi phổ biến có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Lò vi sóng không thể hoạt động hiệu quả với những linh kiện không tương thích. Trong trường hợp nguy hiểm hơn, lò có thể bị hư hỏng nặng và không thể sử dụng được nữa. Phụ tùng kém chất lượng có thể khiến bạn phải sửa chữa lò vi sóng nhiều hơn do liên tục bị hư hỏng, làm giảm tuổi thọ của lò.

Luôn sử dụng bộ phận thay thế chính hãng do nhà sản xuất khuyến nghị. Trước khi tìm mua linh kiện, hãy xác định loại linh kiện bạn cần mua, mã hàng, kích thước và thương hiệu. Để chắc chắn, bạn có thể mang linh kiện hoặc bộ phận cũ cần thay thế đến đơn vị cung cấp để lựa chọn và đối chiếu.

Hạn chế mua linh kiện từ bên thứ ba hoặc mua qua các sàn thương mại điện tử. Các loại linh kiện này thường sẽ có giá thành rẻ hơn và hấp dẫn hơn với người tiêu dùng nhưng độ tương thích kém, chất lượng thường sẽ không được đảm bảo, thậm chí có chất lượng rất tệ.

5. Không kiểm tra sau khi sửa chữa lò vi sóng

Sau khi sửa chữa, mọi bộ phận đều đã được lắp vừa khít, bạn đóng nắp lò lại và yên tâm rời đi. Nếu vậy, bạn đã quên mất một bước quan trọng, là kiểm tra lại hoạt động của lò để đảm bảo vấn đề đã thực sự được khắc phục và các bộ phận đều hoạt động bình thường.

Đừng bao giờ quên kiểm tra tất cả các tính năng, chẳng hạn như chức năng làm nóng, rã đông và hẹn giờ, để đảm bảo hoạt động chính xác, đặc biệt là khi sự cố nằm ở chức năng nhất định.

Ngoài ra, hãy hiệu chỉnh mọi cài đặt có thể bị ảnh hưởng trong quá trình sửa chữa. Kiểm tra và điều chỉnh đúng cách sẽ giúp tránh các sự cố tái diễn và đảm bảo hiệu suất tối ưu cho thiết bị. Khi xảy ra sai sót, bạn cũng có thể sớm nhận ra và tiếp tục sửa chữa nếu cần thiết.

6. Tự sửa lò vi sóng tại nhà bằng mọi cách

Có những lỗi cơ bản, thường gặp mà bạn có thể tự sửa tại nhà nhưng không phải tất cả. Điều quan trọng là bạn phải luôn hiểu rõ giới hạn về kiến thức và kỹ năng của bản thân. Sửa lò vi sóng tại nhà với các vấn đề như thay thế magnetron (bộ phát sóng từ) có độ phức tạp cao sẽ rất nguy hiểm và nhiều rủi ro. Hơn nữa, nếu bạn thực hiện không đúng cách thì thiết bị sẽ bị hư hỏng nặng hơn và bạn cũng sẽ làm mất bảo hành sửa chữa, thay thế đi kèm.

Magnetron (Bộ phát sóng từ) của lò vi sóng
Magnetron (Bộ phát sóng từ) của lò vi sóng

Khi bạn không tự tin vào trình độ của bản thân, không tìm được hướng dẫn sửa chữa cụ thể hoặc gặp vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải tháo rời bộ phận hay tiếp cận vào linh kiện bên trong…bạn nên liên hệ tới trung tâm bảo hành, sửa chữa lò vi sóng tại Hà Nội để được hỗ trợ.

5/5 (1 bầu chọn)