Skip to content

Một số mã lỗi thường gặp trên máy giặt LG

Mã lỗi trên màn hình máy giặt LG cảnh báo với người dùng về các vấn đề đang xảy ra với thiết bị. Hầu hết mã lỗi có thể dễ dàng được xử lý qua một vài bước đơn giản mà không cần gọi trung tâm bảo hành máy giặt LG tại Hà Nội.. 

1. Mã lỗi OE

1.1. Nguyên nhân: Mã lỗi OE cho biết máy giặt không thể xả nước đã sử dụng trong chu trình giặt. Vấn đề có thể xuất phát từ việc ống xả bị gấp khúc hoặc bộ lọc cặn bị tắc.

1.2. Cách khắc phục:

Kiểm tra ống thoát nước: Bạn cần ống xả không bị gấp khúc hoặc tắc nghẽn. Khi đã loại bỏ cặn bám gây tắc nghẽn nào hoặc nắn thẳng lại vị trí gấp khúc; hãy chạy một chu trình vắt để xác nhận rằng mã lỗi đã được giải quyết. 

Kiểm tra lại ống thoát nước
Kiểm tra lại ống thoát nước

Kiểm tra máy bơm thoát nước: Nếu ống xả không bị gấp khúc, hãy chạy một chu trình chỉ vắt để kiểm tra bơm thoát nước:

  • Nhấn nút POWER để bật máy giặt.
  • Nhấn SPIN SPEED và chọn mức HIGH.
  • Nhấn nút START/PAUSE để bắt đầu chu trình SPIN ONLY (Chỉ vắt).
  • Nếu không có tiếng ù ù sau khi vận hành thiết bị thì nhiều khả năng máy bơm gặp sự cố. Do đây là bộ phận nằm sâu bên trong của thiết bị và rất khó để tiếp cận, sửa chữa nên bạn sẽ cần nhanh chóng liên hệ tới trung tâm bảo hành máy giặt LG tại Hà Nội.
  • Nếu bạn có thể nghe thấy tiếng ù ù và có thể là tiếng nước chảy trong 15 giây đầu tiên thì có nghĩa là máy bơm thoát nước vẫn hoạt động bình thường và không cần sửa chữa. Bạn sẽ cần xem tiếp các trường hợp tiếp theo.
Kiểm tra máy bơm thoát nước
Kiểm tra máy bơm thoát nước

Làm sạch bộ lọc bơm thoát nước:

Khi bạn có thể nghe thấy tiếng ù, có nghĩa là động cơ bơm thoát nước đang hoạt động bình thường và bạn sẽ cần kiểm tra xem bộ lọc của nó có bị tắc không. Nếu đã từng có kinh nghiệm sửa chữa điện lạnh, đặc biệt là máy giặt, bạn sẽ không còn lạ với việc vệ sinh bộ lọc cặn của máy giặt. Nhưng nếu bạn chưa từng thực hiện trước đây thì cũng không cần phải lo lắng bởi các bước vệ sinh rất đơn giản và dễ dàng thực hiện:

  • Trước tiên, hãy nhìn xuống góc bên trái dưới cùng của máy giặt để xác định vị trí của bộ lọc. Nếu không chắc chắn, hãy đọc hướng dẫn sử dụng đi kèm với thiết bị.
  • Chuẩn bị một khay đựng hoặc chậu nước và đặt dưới bộ lọc. Mở nắp bộ lọc.
  • Tháo vòi và mở nắp vòi để nước bên trong máy giặt thoát ra ngoài. Khi nước không chảy nữa, hãy lắp lại vòi vào đúng vị trí ban đầu.
  • Tháo bộ lọc cặn bằng cách xoay ngược chiều kim đồng hồ. Loại bỏ cặn bám, bụi bẩn, vật thể lạ bám vào bộ lọc sau đó rửa bộ lọc dưới vòi nước. Nếu có vết bẩn cứng đầu, bạn có thể sử dụng bàn chải lông mềm để cọ rửa bộ lọc.
  • Lắp bộ lọc vào vị trí ban đầu bằng cách xoay theo chiều kim đồng hồ đến khi bộ lọc được lắp chắc chắn.

Chạy chu trình vệ sinh lồng giặt:

Nếu đã thực hiện các cách ở trên nhưng không hiệu quả, hãy thử một cách cuối cùng trước khi liên hệ tới sửa chữa điện lạnh tại Hà Nội.

Sử dụng quá nhiều bột giặt có thể tạo ra lượng bọt lớn khiến bơm xả không thể loại bỏ hiệu quả. Khi bơm xả bắt đầu hút không khí thay vì nước, bơm sẽ báo hiệu sự cố xả cho thiết bị. Do đó, bạn cần bật TUB CLEAN (chu trình vệ sinh lồng giặt) để giảm lượng bọt bị quá tải đã sử dụng.

Sau khi chu trình hoàn tất, hãy chạy một chu trình mới để kiểm tra xem đã xóa được mã lỗi chưa.

2. Mã lỗi IE

2.1. Nguyên nhân: Lỗi cấp nước vào, xảy ra khi nước không đổ đầy lồng giặt đến mức cần thiết trong khoảng thời gian quy định do:

  • Nước bị cắt, vòi nước bị tắt hoặc ống cấp nước không được kết nối.
  • Ống cấp nước bị ép hoặc cong.
  • Ống cấp nước bị đóng băng vì thời tiết lạnh (Thường hiếm khi xảy ra ở Việt Nam do khí hậu ở nước ta không hình thành băng tuyết vào mùa đông).

2.2. Cách khắc phục

Kiểm tra kết nối của ống cấp nước với vòi nước:

Nếu ống cấp nước được kết nối, hãy kiểm tra xem vòi có mở đúng cách không. Nếu vòi đóng, hãy xoay vòi ngược chiều kim đồng hồ để mở.

Kiểm tra đường ống có đang bị rò rỉ hay gấp, cong không:

  • Mở vòi nước ở mức vừa phải để kiểm tra tình trạng rò rỉ của vòi. Nếu bị rò rỉ, dùng cờ lê để vặn chặt lại đầu nối.
  • Hoạt động của chu trình giặt và vắt có thể khiến máy giặt rung nhẹ và khiến ống cấp nước bị cong, nước không thể chảy một cách trơn tru. Nếu ống bị cong, gập, hãy tắt vòi, tách ống ra khỏi máy giặt và uốn lại.
Kiểm tra lại đường ống có bị cong không
Kiểm tra lại đường ống có bị cong không

Kiểm tra nguồn nước:

Dù ít khi xảy ra nhưng có khả năng nước đã bị đóng băng. Nếu ống thoát nước hoặc vòi nước bị đóng băng, nước không thể chảy vào lồng giặt. Trong trường hợp này, trước tiên hãy kiểm tra xem vòi nước có bị đóng băng không:

  • Tháo ống cấp nước khỏi máy giặt và mở vòi nước để kiểm tra xem nước có chảy ra không.
  • Nếu không có nước chảy, hãy ngâm khăn vào nước nóng, sau đó quấn khăn quanh vòi nước trong 5 phút để rã đông vòi nước.
  • Lắp lại ống cấp nước vào máy giặt khi nước đã chảy ra đều.

3. Mã lỗi UE/Ub

3.1. Nguyên nhân: Đồ giặt trong máy có thể không phân bổ đều trọng, quá nhiều hoặc quá ít đồ giặt, dẫn đến tải trọng không cân bằng và xuất hiện mã lỗi UE/Ub.

3.2. Cách khắc phục:

Khi lượng đồ giặt quá ít:

  • Trọng lượng của vật nặng phải được phân bổ đều trên bề mặt trống.
  • Với khối lượng quần áo nhỏ, việc phân phối đều không dễ dàng như với khối lượng quần áo thông thường. Quần áo sẽ vón cục lại với nhau, làm giảm trọng lượng của lồng giặt trong chu kỳ vắt.

Khi đồ giặt lẫn lộn giữa đồ nặng và đồ nhẹ:

Các loại vải hỗn hợp, như quần bò và áo phông, có thể khiến lồng giặt quay không cân bằng. Ví dụ: khi giặt quần jean và áo phông, quần jean có thể ở một bên lồng giặt và áo phông ở bên kia.

Giặt đồ với số lượng phù hợp với máy giặt không nên cho quá nhiều hay quá ít đồ 
Giặt đồ với số lượng phù hợp với máy giặt không nên cho quá nhiều hay quá ít đồ 

Khi đồ giặt quá nhiều:

Các vật dụng lớn như ga trải giường, chăn hoặc chăn bông có thể gây ra lỗi UE hoặc Ub do bề mặt lồng giặt không đều.

Cách khắc phục đơn giản nhất trong các trường hợp trên là tắt máy giặt để sắp xếp lại đồ giặt, phân bố chúng đều trong lồng giặt và khởi động lại chu trình. Để tránh trường hợp tương tự xảy ra trong tương lai, bạn cần chú ý: 

  • Không cho quá ít hay quá nhiều đồ giặt vào trong máy. 
  • Lượng đồ giặt phải được cân đối và phân bố đều bên trong.
  • Nếu có thời gian, chúng tôi khuyên bạn nên phân loại đồ giặt trước khi cho vào máy, đan xen giữa đồ giặt có trọng lượng lớn và đồ giặt nhẹ hơn. Có nhiều loại đồ giặt không nên được giặt cùng nhau thì nên sắp xếp lại và chia làm nhiều đợt giặt.

4. Mã lỗi CL

4.1. Nguyên nhân: CL không phải là mã lỗi mà là chỉ báo cho biết tính năng khóa trẻ em đang hoạt động. Khi tính năng khóa trẻ em đang hoạt động, bảng điều khiển sẽ bị vô hiệu hóa và không thể điều chỉnh cài đặt.

4.2. Cách khắc phục: 

Để kích hoạt hoặc hủy kích hoạt khóa trẻ em:

  • Bật nguồn máy giặt.
  • Nhấn và giữ nút CHILD LOCK trong 3 giây.

Khắc phục mã lỗi CL 
Khắc phục mã lỗi CL 

Trên một số model máy giặt LG, bảng điều khiển sẽ không có nút CHILD LOCK nên để kích hoạt/hủy tính năng này, bạn sẽ cần kết hợp hai hoặc nhiều nút bấm cùng một lúc. Để biết chi tiết, hãy tham khảo trong hướng dẫn sử dụng của thiết bị.

5. Mã lỗi LE

5.1. Nguyên nhân: Mã lỗi này cho biết động cơ bị căng, không thể hoạt động bình thường vì bạn đã cho quá nhiều đồ giặt vào máy hoặc có vật lạ kẹt trong lồng giặt.

5.2. Cách khắc phục:

  • Rút phích cắm nguồn, đợi 5 phút và thử lại chu trình.
  • Giảm khối lượng đồ giặt và chọn chế độ giặt chăn ga gối đệm cho khối lượng quần áo nặng hoặc chăn, đệm cỡ lớn.
  • Kiểm tra bên trong lồng giặt xem có đồng xu hoặc vật lạ nào kẹt trong lồng giặt không.Nếu có, hãy sử dụng dụng cụ như kìm, nhíp... để lấy ra.

6. Mã lỗi dE, dE1 và dE2

6.1. Nguyên nhân: 

  • Mã lỗi dE: Cảnh báo cửa máy giặt không được khóa đúng cách.
  • Mã lỗi dE1: Đồ giặt bị kẹt giữa cửa máy giặt và miếng đệm cửa cao su.
  • Mã lỗi dE2: Cửa đã đóng nhưng không khóa do có quá nhiều đồ giặt trong máy giặt, đồ bị kẹt giữa cửa hoặc chốt cửa bị cong hoặc hỏng.

6.2. Cách khắc phục:

Cách 1: Mở và đóng lại cửa, đảm bảo không có quần áo bị kẹt giữa cửa máy.

Cách 2: Reset máy giặt

  • Tắt máy giặt.
  • Rút phích cắm của máy giặt ra khỏi ổ cắm điện hoặc ngắt cầu dao để tắt máy.
  • Khi tắt nguồn, nhấn và giữ nút START/PAUSE (Bắt đầu/Tạm dừng) trong 5 đến 10 giây.
  • Cắm lại máy giặt hoặc bật lại cầu dao điện và thử lại.
sua-dien-lanh-4.jpg (234 KB)
Khởi động lại máy khi gặp mã lỗi 

7. Mã lỗi SUD

Nếu máy giặt phát hiện quá nhiều bọt xà phòng, nó sẽ hiển thị mã lỗi này và tự động thêm chu trình giảm bọt xà phòng, nếu có. Chu trình này có thể sẽ tăng thêm khoảng 2 giờ vào thời gian chu trình đã cài đặt từ trước. Nếu phát hiện quá nhiều bọt xà phòng trong khi vắt, máy giặt sẽ dừng lại để ngăn chặn rò rỉ.

Cách khắc phục vấn đề hiệu quả nhất là điều chỉnh lại lượng chất tẩy rửa sử dụng, không sử dụng quá nhiều chất tẩy rửa. Bạn cần đọc kỹ khuyến nghị của nhà sản xuất LG, cũng như chỉ định của hãng cung cấp chất tẩy rửa bởi mỗi loại bột giặt, nước giặt sẽ tạo ra lượng xà phòng khác nhau.

8. Mã lỗi Cd 

Đây không phải là mã lỗi mà là chỉ báo cho biết chu trình giặt đã hoàn tất, thực tế nó có nghĩa là "làm mát" khi hiển thị trên màn hình đa thông tin. Chế độ làm mát được thiết lập tự động khi chu trình giặt hoàn tất.

Khi quần áo không được lấy ra trong thời gian nhất định sau khi chu trình giặt kết thúc, quần áo có thể sẽ bị nhăn nhúm. Để ngăn chặn tình trạng này, tính năng làm mát sẽ đảo, sắp xếp lại và làm tơi quần áo theo chu kỳ nhất định trong khoảng 4 giờ.

Mã lỗi sẽ tiếp tục hiển thị cho đến khi bạn tắt máy giặt và lấy đồ giặt ra bên ngoài.

9. Mã lỗi tCL 

Đây cũng không phải mã lỗi mà là thông báo cho người dùng đã đến lúc chạy chu trình vệ sinh lồng giặt.

  • Đổ đầy nước trong lồng giặt và đổ chất tẩy rửa máy giặt vào bên trong.
  • Bật máy và xoay núm đến chế độ TUB CLEAN. Nếu không được, hãy tìm và nhấn vào nút TUB CLEAN, sau đó bắt đầu chu trình.

Khi xuất hiện mã lỗi tCL bạn có thể vệ sinh lồng giặt ngay lập tức hoặc bỏ qua thông báo bằng xoay núm chọn chu trình hoặc nhấn nút để tùy chọn chương trình giặt như bình thường. 

Nhưng nếu bỏ qua, thông báo tCL có thể tiếp tục xuất hiện trong một vài chu kỳ tiếp theo. Chạy chu trình vệ sinh lồng giặt hàng tháng sẽ giúp mã lỗi ngừng xuất hiện và lồng giặt luôn được sạch sẽ.

Ngoài ra, nếu máy giặt LG của bạn gặp các mã lỗi ngoài mã lỗi kể trên, như CE, FE, PF, tE…, hãy thử reset lại thiết bị trước.

Trong trường hợp gặp lỗi ngoài các lỗi được liệt kê hoặc các cách được gợi ý ở trên không hiệu quả, hãy liên hệ tới trung tâm bảo hành máy giặt LG tại Hà Nội để được tư vấn và hỗ trợ.

Tham khảo từ: lg.com

5/5 (1 bầu chọn)