1. Nguồn điện gặp sự cố
Các vấn đề nguồn điện là vấn đề phổ biến và cũng dễ xử lý nhất so với các vấn đề khác khiến lò vi sóng dừng giữa chừng. Nguồn điện gặp sự cố có thể xuất phát từ ổ cắm hoặc dây nguồn của thiết bị nên bạn sẽ cần kiểm tra từng bộ phận cẩn thận.
- Ổ cắm điện: Để kiểm tra ổ cắm tương đối đơn giản bởi bạn chỉ cần rút dây nguồn của lò vi sóng ra và cắm thử một thiết bị điện tử khác vào chung ổ cắm. Nếu thiết bị đó vẫn hoạt động bình thường thì lỗi không nằm ở ổ cắm. Nếu không, hãy thay ổ cắm mới. Một số ổ cắm nối dài có công tắc bên cạnh mới có thể truyền điện nên bạn hãy chắc chắn công tắc đã được bật sáng.
- Dây nguồn: Kiểm tra dây nguồn của lò vi sóng xem có bất kỳ hư hỏng hoặc xuất hiện vết sờn rõ ràng nào không. Dây bị hỏng có thể dẫn đến mất điện, khiến lò vi sóng ngừng hoạt động. Nếu nhận thấy hư hỏng, hãy liên hệ tới trung tâm sửa chữa lò vi sóng tại Hà Nội để thay thế dây.
Người dùng cần đảm bảo dây nguồn luôn được cắm chặt và chắc chắn với ổ điện. Nếu phích quá to so với ổ, hãy đổi ổ cắm mới tương thích với thiết bị hơn.

Ngoài ra, ở một số gia đình có nguồn điện không ổn định cũng có thể làm gián đoạn quá trình truyền điện cho thiết bị, khiến lò tắt đột ngột, sau đó bật lại khi điện ổn định. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ gây hại nghiêm trọng cho linh kiện của lò vi sóng nên bạn cần nhanh chóng khắc phục bằng cách sử dụng ổn áp để duy trì điện áp ổn định và tránh sử dụng nhiều thiết bị điện công suất lớn cùng lúc.
2. Công tắc cửa bị hỏng
Lò vi sóng chỉ hoạt động khi cửa được khóa chặt và đúng cách và công tắc cửa có nhiệm vụ cảm biến việc đó trước khi gửi tín hiệu tới bo mạch để lò vi sóng hoạt động. Nếu công tắc bị lỗi hoặc mất tiếp xúc trong khi lò đang hoạt động, bo mạch điều khiển sẽ hiểu rằng cửa đang mở và ngay lập tức ngắt nguồn để đảm bảo an toàn, tránh rò rỉ sóng vi sóng.
Nguyên nhân khiến công tắc cửa bị hỏng có thể bao gồm:
- Đóng cửa không đúng cách, thường là dùng lực quá mạnh khi mở/đóng cửa hoặc đóng mở liên tục, làm gãy, cong vênh hoặc lệch vị trí công tắc.
- Lò vi sóng có tuổi thọ cao khiến một số bộ phận, bao gồm công tắc cửa bị hao mòn và không thể hoạt động hiệu quả như trước.
- Nếu bạn đã từng liên hệ thợ sửa lò vi sóng để thay công tắc cửa thì có thể linh kiện thay thế không phải chính hãng nên chất lượng kém hoặc không tương thích với thiết bị.
Bên cạnh hiện tượng lò vi sóng dừng giữa chừng, bạn cũng có thể nhận biết công tắc cửa bị hỏng khi cửa không đóng kín, có cảm giác bị kẹt hoặc lò vi sóng không hoạt động, các nút chức năng cũng không hoạt động.
3. Lỗi bộ phát sóng từ
Bộ phát từ là một bộ phận không thể thiếu trong lò vi sóng bởi nó có chức năng tạo ra các sóng vi ba với tần số cao, làm rung động các phân tử nước trong thực phẩm và làm chín thức ăn. Các chức năng của lò vi sóng từ nấu nướng, rã đông, hâm nóng đều là từ bộ phát sóng từ.

Do đó, khi bộ phát sóng từ gặp sự cố, lò vi sóng gần như sẽ bị gián đoạn, đồ ăn không chín hoặc chín không đều, chất lượng đồ ăn giảm sút và nghiêm trọng hơn không hoạt động nữa. Ngoài ra, các dấu hiệu khác bao gồm mùi khét, các vết cháy xém bên trong khoang lò bắt đầu xuất hiện, tiếng ồn bất thường…
4. Cầu chì lò vi sóng bị đứt
Lò vi sóng cần có cầu chì như một cơ chế đảm bảo an toàn bởi bộ phận này có nhiệm vụ chính tự động ngắt điện khi phát hiện nguy cơ đoản mạch và quá nhiệt. Khi dòng điện trong lò vi sóng vượt quá mức an toàn hoặc nhiệt độ bên trong tăng cao quá mức cho phép, sợi dây đồng sẽ nóng chảy, từ đó ngắt mạch điện, ngăn chặn việc lò vi sóng phát nổ và gây nguy hiểm cho người dùng.
Cầu chì của lò vi sóng có thể bị đứt trong các trường hợp sau:
- Quạt gió bị hỏng nên không thể làm mát cầu chì, khiến bộ phận này nhanh chóng bị nóng lên và đến nhiệt độ nhất định, nó sẽ bị đứt hoặc phát nổ.
- Nguồn điện biến động liên tục khiến cầu chì phải chịu nhiều áp lực và phát nổ khi bị quá tải.
- Sử dụng lò vi sóng liên tục trong thời gian dài cũng có thể trở thành nguyên nhân làm cầu chì bị đứt.
5. Lỗi bo mạch điều khiển
Bo mạch được coi là não bộ của mọi thiết bị điện tử. Mọi thao tác trên lò vi sóng đều được xử lý tại bo mạch. Khi bạn thao tác trên bảng điều khiển, mở/đóng cửa, tín hiệu sẽ được truyền tới bo mạch, sau đó, bo mạch tiếp tục truyền tín hiệu cho các bộ phận khác để lò vi sóng hoạt động đúng lệnh. Nói cách khác, phải có bo mạch, lò vi sóng mới có thể hoạt động.
Bo mạch là bộ phận phức tạp nên trước khi nghi ngờ nguyên nhân sự cố là do bộ phận này và vội vàng thay bo mạch, bạn cần kiểm tra các cách sửa lò vi sóng đơn giản hơn.
Tuy lò vi sóng dừng giữa chừng khi hoạt động là sự cố phổ biến nhưng cách khắc phục tương đối phức tạp do nguyên nhân thường liên quan tới các bộ phận, linh kiện quan trọng bên trong cấu trúc của thiết bị.
Đối với người dùng bình thường, bạn có thể kiểm tra nguồn điện bởi đây là cách khắc phục đơn giản nhất bạn có thể thực hiện. Trong các trường hợp còn lại, chúng tôi khuyên bạn không nên sửa lò vi sóng tại nhà dưới mọi hình thức bởi có thể khiến lò vi sóng bị hư hỏng nặng hơn và làm mất bảo hành của thiết bị. Cách tốt nhất là liên hệ tới trung tâm bảo hành, sửa lò vi sóng uy tín để kỹ thuật viên tới kiểm tra và thay thế linh kiện nếu cần thiết.