Máy giặt bị rung lắc mạnh khi vắt là một vấn đề khá phổ biến mà nhiều người dùng gặp phải. Tiếng ồn và rung lắc từ máy giặt không phải vấn đề nghiêm trọng nhưng nếu không được khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến các lỗi nguy hiểm hơn, khiên bạn mất nhiều tiền sửa chữa.
1. Quần áo không dàn đều trong lồng giặt
Nguyên nhân
Khi bạn cho quần áo vào máy, nếu chúng bị dồn vào một bên của lồng giặt, trọng lượng sẽ không được phân bổ đều. Điều này làm cho máy mất cân bằng, nhất là trong giai đoạn vắt – lúc máy quay với tốc độ cao nhất. Điều này dẫn đến tình trạng máy giặt bị rung lắc mạnh khi vắt, phát ra tiếng ồn, thậm chí có thể tự di chuyển khỏi vị trí lắp đặt.
Cách khắc phục
Bước 1: Khi thấy máy rung mạnh bất thường, bạn nên nhấn nút tạm dừng (Pause) ngay.
Bước 2: Mở cửa máy giặt, lấy bớt hoặc dàn đều quần áo đang có trong lồng giặt.
Bước 3: Với những đồ giặt có kích thước lớn như chăn, drap, áo khoác dày – hãy giặt riêng hoặc theo chế độ đặc biệt (nếu máy hỗ trợ).
Nếu có sử dụng máy giặt có tính năng tự động cân bằng lồng giặt, sẽ hạn chế hơn tình trạng rung lắc do tải trọng không đều.

2. Quá tải trọng lượng
Nguyên nhân
Mỗi máy giặt đều có mức giới hạn về khối lượng quần áo tối đa (ví dụ 7kg, 8kg, 10kg…). Khi bạn cho quá nhiều đồ vào, máy sẽ phải hoạt động quá sức. Khi bị quá tải, lồng giặt sẽ khó hoạt động trơn tru như bình thường khiến máy có thể bị mất cân bằng và có thể máy giặt bị rung lắc mạnh khi vắt.
Cách khắc phục
Bước 1: Kiểm tra thông số tải trọng tối đa có trên thân máy, sách hướng dẫn hoặc tra cứu trên mạng.
Bước 2: Không nhồi nhét quá nhiều quần áo vào một lần giặt, đặc biệt là những món đồ dày và nặng.
Nếu có quá nhiều đồ cần phải giặt, hãy chia thành nhiều mẻ nhỏ để máy vận hành hiệu quả và bền hơn.
3. Bộ lọc bị tắc nghẽn
Nguyên nhân
Bộ lọc xả có nhiệm vụ giữ lại cặn bẩn, xơ vải, tóc… để không làm nghẹt đường ống xả. Sau thời gian sử dụng, bộ lọc có thể bị tắc nghẽn, không xả được nước. Khi nước còn đọng lại trong lồng, trọng lượng lồng giặt sẽ không cân đối, dẫn đến rung mạnh khi vắt.
Cách khắc phục
Bước 1: Tắt máy và xác định vị trí bộ lọc xả (thường nằm phía trước, gần đáy máy hoặc bên hông – tùy dòng máy).
Bước 2: Mở nắp, vặn bộ lọc ra và lấy tất cả rác, tóc, xơ vải ra ngoài.
Bước 3: Dùng bàn chải nhỏ vệ sinh sạch sẽ, sau đó gắn lại như cũ.
Lưu ý: Bạn nên làm sạch bộ lọc định kỳ mỗi 1–2 tháng để máy có thể hoạt động trơn tru cũng như tránh những lối không đáng có.

4. Máy không cân bằng hoặc lắp đặt không đúng cách
Nguyên nhân
Một trong những điều quan trọng nhất khi lắp máy giặt là phải đặt máy ở nơi bằng phẳng và chắc chắn. Nếu sàn nghiêng, hoặc chân máy bị lệch thì máy giặt có thể dễ bị nghiêng, lắc, và thậm chí “nhảy” khỏi vị trí ban đầu khi vắt.
Cách khắc phục
Bước 1: Kiểm tra mặt sàn đặt máy có bằng phẳng không bằng cách dùng thước thủy hoặc ứng dụng đo độ nghiêng trên điện thoại.
Bước 2: Nếu phát hiện máy bị lệch, hãy điều chỉnh lại các chân máy (thường có thể vặn lên/xuống) để máy đứng vững.
Bước 3: Trong trường hợp lắp đặt ở vị trí không bằng phẳng, bạn có thể chuyển máy đến chỗ khác hoặc sử dụng tấm kê máy giặt chuyên dụng để giảm rung.
5. Máy giặt cửa ngang lắp sai
Khi mới mua máy giặt cửa ngang, nhà sản xuất thường cố định lồng giặt bằng ốc vít và các vật liệu chèn để ngăn ngừa rung lắc trong quá trình vận chuyển. Tuy nhiên, nếu không tháo bỏ các bộ phận này trước khi sử dụng, máy giặt sẽ có thể bị rung lắc mạnh khi vắt, gây tiếng ồn lớn hoặc thậm chí làm hỏng máy. Dưới đây là các bước bạn có thể thực hiện ngay tại nhà để khắc phục vấn đề này.
Bước 1: Tháo ốc và chốt nhựa ở phía sau
Bạn có thể dùng cờ lê hoặc mỏ lết để vặn tháo các đai ốc cố định ở mặt sau máy giặt.
Sau khi tháo ốc, bạn sẽ thấy 2 chốt nhựa bên trong – hãy nhẹ nhàng lấy chúng ra.
Sau đó, nghiêng máy giặt nằm ngửa xuống. Nên dùng miếng đệm lót hoặc chăn mỏng để lót dưới đáy máy, tránh trầy xước hoặc làm vỡ ống dẫn.
Bước 2: Gỡ bỏ lớp xốp và túi nhựa ở đáy máy
Ở mặt đáy máy giặt, bạn sẽ thấy một lớp xốp chèn cố định – hãy gỡ chúng ra.
Lấy ra 2 túi nhựa (được đặt sẵn bên trong xốp) để giải phóng lồng giặt hoàn toàn.
Bước 3: Rút nhẹ túi nhựa bên trái máy
Ở phía bên trái của đáy máy, bạn sẽ thấy một túi nhựa còn lại.
Dùng tay kéo nhẹ túi này từ phải sang trái, rồi kéo dần xuống dưới để lấy ra mà không làm hư hỏng linh kiện.
Bước 4: Gắn lại nắp đáy máy
Lấy nắp đậy đáy máy (thường đi kèm trong hộp phụ kiện),sau đó lắp vào vị trí đáy theo hướng mũi tên “A” in trong sách hướng dẫn.
Dùng tay hoặc tua vít để chốt nắp lại chắc chắn, đảm bảo không bị lỏng.
Bước 5: Dựng máy lên và tháo nốt các ốc vít còn lại
Đặt máy giặt trở lại tư thế đứng.
Tiếp tục tháo hết các ốc vít còn lại ở phía sau (nếu còn sót).
Đồng thời lấy nốt các chốt nhựa tương tự như bước 1.
Bước 6: Bịt kín các lỗ hở
Khi mua máy, trong hộp để sách hướng dẫn, bạn sẽ thấy một số nút cao su hoặc nhựa nhỏ.
Dùng các nút này để bịt lại những lỗ hở ở mặt sau nơi đã tháo ốc, giúp tránh bụi bẩn và nước lọt vào.
Lưu ý:
Khi tháo ra, bạn nên giữ lại tất cả các ốc vít và chốt nhựa, phòng khi cần di chuyển máy.
Nếu không có kinh nghiệm hoặc loay hoay, bạn có thể liên hệ trung tâm bảo hành hoặc thợ nhận sửa chữa máy giặt tại Hà Nội để được hỗ trợ chính xác hơn.
6. Có vật lạ trong lồng giặt
Nguyên nhân
Trong quá trình giặt, các vật dụng nhỏ như đồng xu, móc áo, kẹp tóc, chìa khóa hay thẻ nhựa có thể bị rơi từ trong túi quần áo và mắc kẹt trong lồng giặt hoặc giữa lồng giặt và vỏ máy. Khi máy hoạt động, đặc biệt là trong chế độ vắt với tốc độ cao, những vật này sẽ va đập vào lồng giặt, gây ra tiếng ồn và rung lắc mạnh, thậm chí có thể làm hỏng lồng giặt và các bộ phận khác của máy.
Cách khắc phục
Bước 1: Ngay khi nghe thấy tiếng động bất thường khi máy đang vận hành, hãy dừng máy ngay lập tức.
Bước 2: Mở nắp máy (hoặc cửa máy đối với máy giặt cửa ngang) để kiểm tra bên trong.
Bước 3: Kiểm tra kỹ lồng giặt và gioăng cao su ở cửa máy giặt cửa ngang, nơi các vật lạ có thể bị kẹt lại.
Bước 4: Dùng tay xoay nhẹ lồng giặt để kiểm tra xem có vật gì cứng hay không.
Bước 5: Cẩn thận lấy hết các vật lạ ra ngoài để tránh làm hỏng hoặc xước các linh kiện trong máy.

Máy giặt bị rung lắc mạnh khi vắt có thể do vật lạ trong lồng giặt, vì vậy để phòng tránh tình trạng này, bạn nên kiểm tra kỹ túi quần áo trước khi cho vào máy để đảm bảo không có vật nhỏ như đồng xu, chìa khóa hay các vật cứng khác. Đặc biệt, đối với các món đồ nhỏ như tất và đồ lót, bạn nên cho vào túi giặt lưới để tránh tình trạng thất lạc hoặc bị mắc kẹt trong các khe của máy giặt. Bên cạnh đó, đừng quên vệ sinh định kỳ khu vực gioăng cao su quanh cửa máy giặt, vì các vật nhỏ hay cặn bẩn dễ dàng tích tụ ở đây, có thể gây hư hỏng lâu dài cho máy nếu không được làm sạch thường xuyên.