Nhiều chuyên gia luật cho rằng người tiêu dùng phải lưu tâm rất kỹ đến các điều khoản trong giấy bảo hành về trách nhiệm giữa khách hàng và nhà sản xuất, bởi đây là căn cứ quan trọng nhất xác định trách nhiệm khi sản phẩm gặp lỗi.
Quảng cáo: sửa chữa tủ lạnh tại nhà
Anh Tiến (đường Lý Chính Thắng, Q.3, TP.HCM) kể giữa tháng 6-2013 anh chọn mua tủ lạnh Electrolux giảm giá tại cửa hàng thuộc hệ thống đại lý chính hãng với mức bảo hành hai năm. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nước trong tủ lạnh bị rò rỉ chảy khắp nhà. Nguyên nhân được xác định là sản phẩm thiếu khay đựng nước thải phía sau tủ.
Sau nhiều lần liên lạc với cửa hàng và bộ phận chăm sóc khách hàng của hãng, anh chỉ nhận được lời hứa sẽ sửa chữa tủ lạnh và yêu cầu chờ đợi.
“Gia đình tôi đợi chờ, liên lạc đã bốn tháng nay nhưng vẫn không thấy bóng dáng nhân viên công ty tới sửa chữa, thay thế lỗi sản phẩm. Họ vẫn tiếp tục rao bán sản phẩm này ở các trang quảng cáo, trong khi sản phẩm lỗi chúng tôi lỡ mua không biết phải chờ đợi đến bao giờ!” - anh Tiến ngán ngẩm.
Ngày 15-10, sau khi chúng tôi liên lạc, đại diện bộ phận chăm sóc khách hàng của hãng này mới điều nhân viên đến trung tâm bảo hành lò vi sóng Electrolux tại Hà Nội của gia đình anh Tiến sau hơn bốn tháng chờ đợi.
Ngày 21-10, anh Tân (Q.Gò Vấp, TP.HCM) tìm đến điểm bán hàng thuộc hệ thống siêu thị bán lẻ máy tính, điện thoại Hoàn Long tại 15 Nguyễn Oanh (P.10, Q.Gò Vấp) để yêu cầu bảo hành máy tính do bàn phím gặp trục trặc. Nhân viên bảo hành thẳng thừng từ chối với lý do: tem công ty dán phía màn hình bị mờ.
“Rõ ràng họ đang “bẫy” khách hàng, con tem bằng giấy rất dễ bong tróc, mờ khi gấp máy tính. Vậy mà họ lấy lý do này để từ chối bảo hành trong khi phiếu bảo hành vẫn còn, máy chưa hề được tháo mở” - anh Tân cho hay. Quá bức xúc, anh Tân “làm dữ” thì đại diện cửa hàng chỉ thừa nhận sẽ... hỗ trợ chứ không bảo hành, kèm theo điều kiện anh phải để lại máy tính tại trung tâm trong 10-20 ngày.
Anh T.H.A. (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) bỏ ra 10 triệu đồng mua chiếc đồng hồ hiệu Candino tại một trung tâm thương mại lớn của TP, nhưng khi đem về dùng thì sản phẩm liên tục rơi kim gió. Nhân viên công ty khuyến cáo anh sử dụng “nhẹ nhàng” dù đây là dạng đồng hồ thể thao. Liên tiếp sau ba lần bảo hành sửa chữa, chiếc đồng hồ tiếp tục rớt kim! Mất quá nhiều thời gian và bực dọc do cứ liên tục lên xuống để sửa chữa sản phẩm, anh T.H.A. tìm đến cơ quan bảo vệ người tiêu dùng nhờ can thiệp để đổi sản phẩm.
Theo thống kê của Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP.HCM, hiện những khiếu nại liên quan đến chất lượng sản phẩm, hậu mãi, bảo hành chiếm tỉ lệ khá lớn trong các vụ việc mà hội tiếp nhận. Hầu hết khi tìm đến hội, người tiêu dùng đã “trần ai” việc liên lạc với công ty để đòi quyền lợi nhưng không được.
“Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa đã quy định rõ doanh nghiệp phải có trách nhiệm bảo hành sản phẩm của mình. Nhưng các công ty có đủ các lý lẽ để thoái thác trách nhiệm bảo hành, thậm chí có doanh nghiệp còn đe dọa khách hàng khi bị phản ảnh về chất lượng hàng hóa” - ông Ngô Bách Phong, chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP.HCM, nói.
Nguồn Tuổi trẻ